Mùa hè đỏ lửa năm 1972



Cuộc Hội Ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH
và Em Bé Gái Mà Ông Đã Cứu  41 Năm Trước...
Nay là Trung Tá của Hải Quân Hoa Kỳ..

(VienDongDaily.Com - 04/04/2013)
Bài và hình: Thanh Phong/Viễn Đông
WESTMINSTER. Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

        Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Hải Quân Trung Tá Kimberly Mitchell
hội ngộ sau 41 năm bặt vô âm tín.
 (ảnh TP chụp lại từ gia đình).


Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.
Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần 'Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm' nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: 'Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.'”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”
Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico... 

Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.





Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )-
ảnh TP/VĐ chụp lại.

Gặp Lại Cố NhânÔng Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

Giây phút đầy xúc độngGia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
"Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
"Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)

Tiểu sử
Kimberly M. Mitchell
Mitchell
Lieutenant Commander Kimberly M. Mitchell, US Navy



Thanh Phong/Viễn Đông
 

Hiến pháp TỒI









Thế nào là hiến pháp ? Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia Hiến pháp “Constitution” là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính căn bản, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Hiến pháp để bảo đảm các quyền nhất định của công dân. Thông thường trong một quốc gia theo chế độ dân chủ lập hiến quy định, Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. Quốc hội lập hiến có trách nhiệm soạn thảo ra Hiếp Pháp và sau đó sẽ được Quốc hội lập pháp chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào các điều luật đó có bị ảnh hưởng đến đạo đức , thuần phong mỷ tục của quốc gia và các điều luật nhằm bảo vệ quyền con người ….

Hiện nay bản Hiến Pháp của Việt Nam làm ra để tập trung quyền lực cao nhất thuộc về đảng cọng sản Việt Nam mà không ai có quyền đụng đến, Hiến pháp đưa ra những điều luật để đảng muốn gì cũng được. Hiến pháp làm ra không phải là một văn kiện để bảo bảo đảm hay nói cách khác là noí lên thể chế chính trị của một quốc gia đồng thời nó cũng để giới hạn quyền lực của chính quyền .

Nên nhớ rằng Hiến pháp như là một khế ước của xã hội, thể hiện ý chí của toàn dân,và công dân trao quyền lực cho chính phủ bao nhiêu ? và công dân giữ lại những quyền gì để thực hiện công lý và cùng quản lý xã hội chung với chính phủ. Như vậy, Hiến pháp mới thể hiện được ý chí của toàn dân và có như vậy thì sự bình đẳng giữa chính phủ và người dân mới được công bằng.



Hiến pháp hiện nay của Việt Nam là Hiến Pháp Mạo Danh , bởi lẽ hiến pháp của Việt Nam không nói lên được tính bảo đảm được quyền bình đẳng của con người, trái lại chỉ dành đặc quyền cho chính phủ mà người có quyền cai trị chính phủ lại đảng cọng sản Việt Nam chứ không phải do sự bình đẳng giữa công dân với chính quyền. Việc sửa đổi hiến pháp hay còn gọi là tu chính hiến pháp của đảng cọng sản hiện nay nếu khôn ngoan nên học theo cách làm của chính phủ Miến Điện đã làm vào năm 2008, rằng chính phủ quân sự Miến Điện đã chủ động trưng cầu dân ý Hiến pháp mới, có hiệu lực từ tháng 1.2011, khởi đầu cho quá trình chuyển đổi chế độ quân sự cầm quyền từ năm 1962 đã bị cộng đồng quốc tế bên ngoài cô lập, bên trong thì các đảng phải đối lập chống đối để phải biến chế độ quân sự độc tài sang chế độ dân sự, sau đó bà Aung San Suu đã dành lại quyền lảnh đạo.

Hiến pháp đóng vai trò chủ động tạo ra một thể chế mới xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân mà lãnh đạo đất nước phải tự ý thức được,hy vọng trong nguồn máy lảnh đạo đảng cọng sản Việt Nam còn sót lại những người biết đặt quyền lợi Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên quyền lợi cá nhân như chính phủ quân đội Miến Điện đã và đang làm. Trong tình huốn hiện nay chính quyền đang nằm trong quy luật đào thải tự nhiên , bất kể sức mạnh của chính quyền hiện thời hùng mạnh tới đâu? Nhưng khi chính quyền đi ngược lại quyền lợi và cuộc sống của người dân thì họ có trách nhiệm phải lọai bỏ chính quyền đương nhiệm mà thông thường đứng đầu do một nhóm người trí thức , Việt Nam đang bước theo một cách nhịp nhàng, đó là quy luật phát triển của xã hội.

 Trong công cuộc sửa đổi hiến pháp lần nầy , nếu đảng cọng sản Việt Nam không muốn đi theo con đường của Tunisa, Ai Cập, Lybi… thì phải dẹp bỏ điều 4, một điều quái thai mà đảng cọng sản đã nhập khẩu điều 6 hiến pháp của Liên bang Sô Viết trước đây , đồng thời sửa lại luật đất đai và các quyền tự do căn bản của người dân có như thế thì những người đang lảnh đạo đất nước mới có cơ hội đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam sáng danh là con rồng cháu lạc.
Lĩnh Nguyên

Biết nói láo mà vẫn vỗ tay !

Chuyện phiếm về Láo : Biết nói láo mà vẫn vỗ tay !


( HNPĐ ) Nói láo là truyền thống cao cả của đảng csvn, đã được ăn sâu trong đảng cho nên trước khi gia nhập đảng phải được qua một lớp đào tạo nói láo chính quy, sau một thời gian phấn đấu được nâng cấp lên lớp nói láo trung cấp và cuối cùng nói cao cấp, thông thường đàng viên csvn muốn nắm giữ các chức vụ quan trọng thì phải có bằng lý luận nói láo cao cấp kèm theo văn bằng tiến sĩ dzỗm, trong dịp tết Quý Tỵ, để tranh thủ trước khi về vườn ông thủ tướng rừng U minh đã ký quyết định thăng cấp cho một số cố vấn của ông ta từ Thạc sĩ vinh thăng Tiến Sĩ trước thời hạn.

Trong xã hội csvn nói láo được đưa lên hàng đầu, vì thế khi học sinh tập tểnh đến trường đã được các thầy cô dạy Láo nên từ đó các cháu học láo nên đã biết nói láo ngay từ ngày đầu tiên theo mẹ đến trường , người Việt chúng ta có rất nhiều từ để ám chỉ về nói láo như; láo toét,láo như cuội, láo thiên láo địa, láo vô hậu, láo thầy chạy, láo như vẹt, bố láo, láo không có căn , láo hết chổ nói và cuối cùng là láo cá vặt và bọn csvn được xếp hạng láo cá vặt…những ngày cuối năm các cơ quan đơn vị từ trung ương đến địa phương đều họp hành ăn nhậu để báo cáo thành tích láo trong năm. Đó là những hành động kỳ quái mà nhiều người cho rằng rất khó lý giải, nhưng thực chất thì nó là sự phản ánh suy nghĩ và hành vi lệch lạc của đảng csvn đang muốn phủ định những giá trị đạo đức truyền thống, để khẳng định mình đã thoát khỏi cái vỏ bọc cũ. Thực ra thì những hành động của họ chỉ là do thiếu suy nghĩ của những con người chuyên xử dụng bằng gỉa.Vì vậy khi phát biểu ý kiến thông thường người nêu ý kiến xong tự vỗ tay mà danh từ mới gọi là “tự sướng” và cả hội trường biết là báo cáo láo nhưng vẩn vỗ tay.

Lĩnh Nguyên

Hình ảnh khó quên

                      Nhìn những đôi giày mòn vẹt của các cụ đi đưa kiến nghị bản hiến pháp sửa đổi mà xót lòng cho những tấm gương tâm sáng dù vật chất cả đời theo cụ vẫn nghèo.
 
               Các nhân sĩ, trí thức,đảng viên cao cấp csvn kiến nghị bỏ điều 4 Hiến Pháp

Con C... tè vào văn hóa đảng

  
Ảnh được tìm thấy trên Facebook của Quỳnh Vy



Con Tự Do đang tè vào văn hóa đảng csvn

Đôi lời với “Nhà Lắc Đò Học” Nguyễn đắc Xuân



     Đôi lời với “Nhà Lắc Đò Học” Nguyễn đắc Xuân
Cổ nhân có nói , đàm tiếu sau lưng một người nào đã là có tội không thành thật và bất nhẫn hơn khi nói không đúng về một người đã trở thành người thiên cổ. Sau khi ông Nguyễn Hùng biên tập viên của đài BBC  đăng bài “nhà lắc đò học Nguyễn đắc Xuân” nói về Nhạc sĩ Phạm Duy đăng trên trang BBC ngày thứ tư 30 tháng giêng 2013,có đoạn ông cho rằng:
Ông Xuân coi ông và Phạm Duy là hai người cùng thời "khóc cười theo vận nước nổi trôi" và "tâm sự với nhau hết...không che giấu gì".  Và đoạn kế tiếp:                
"Anh Phạm Duy đã nói một điều anh Phạm Duy kinh khủng nhất là nhìn cái thực tế anh Phạm Đình Chương, anh Duy Khánh, anh Hoàng Thi Thơ chết. Khi đau người ta cũng tới người ta nói chuyện hận thù, khi chết người ta đọc một cái điếu văn cũng hận thù mà khi lấp đất cũng nêu một cái hận thù thì anh ấy quá khiếp."Cho nên anh phải về Việt Nam, anh sống, anh chết ở Việt Nam mà anh tin chắc rằng giờ phút anh chết không có ai gây hận thù nữa."Và bây giờ sự lựa chọn của anh là đúng."Ông Xuân nói nhạc sỹ Phạm Duy đã có được sự bảo vệ của người hâm mộ và cũng có được thu nhập từ con số khoảng 100 bài hát được cấp phép.Nhà nghiên cứu cũng nói nhạc sỹ ở Việt Nam "sướng hơn ở Mỹ."
Sòng phẳng mà nói  tên tuổi ông Xuân  không thể so sánh với nhạc sĩ Phạm Duy được, trong lúc ông là một tên hung thần giết người mà cả một kho tàn văn sử của Việt Nam viết về ông trong vụ giết người vào dịpTết Mậu Thân ở Huế không còn đủ chổ chứa, dù rằng lúc sinh thời ông Phạm Duy cũng có những cái ông ta đã vấp phải từ cả hai phía , thế nhưng những điều mà ông Phạm Duy gây nên không để lại một hậu qủa thương tâm như ông Xuân đã làm cho người dân xứ Huế. Ông đang sống ở Huế , có lẽ những ngày nầy người dân Huế đang chuẩn bị đón Xuân  đồng thời họ cũng chuẩn bị làm đám giổ cho người thân đã bị ông và đồng chí của ông sát hại trong dịp tết Mậu Thân.

 Đây là một sự kinh khủng mà nhà lắc đò học Nguyễn đắc Xuân đã hành động một cách man rợ nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam ! Thử hỏi những chuyện ông đã làm cho người dân Huế nó kinh khủng gấp bội lần với những gì mà ông cho rằng người thua cuộc nói chuyện hận thù với các nhạc sĩ đã qúa cố, thế thì việc giết người chôn sống đối với ông là không kinh khủng chút nào hay sao ?  Xin trích một đoạn của một người Huế viết về "nhà lắc đò học" Nguyễn đắc Xuân: Đọc những dòng chữ của Nguyễn Đắc Xuân (một trong những tên nợ máu, nợ nước mắt với dân Huế, với Huế...). Bạn bè tôi ngao ngán, có người khinh bỉ, có người chép miệng... " Thôi cứ coi như không đọc, coi như vât vô cầu tiêu rồi giựt nước cho nó trôi đi... ".
Riêng tôi, tôi nghĩ tôi phải trả lời câu của Nguyễn Đắc Xuân theo cách của tôi-bởi không thể không tiếp tục dõng dạc nói lên những điều cần nói-viết lên những chuyện phải viết cùng với tất cả ý thức mình tin là đúng, vì chính lịch sử chứng minh cho đến ngày hôm nay Chủ Nghĩa Cộng Sản không có gì là tốt. Chứng cớ chứng minh bọn lãnh đạo nhà nước Cộng Sản Việt Nam chỉ là bọn " Sâu dân-Bán nước. Khiếp nhược với Tàu... ". Huống chi Việt Nam còn đầy dẫy loại người như Nguyễn Đắc Xuân thì càng không nên quay về. Ông bà mình dạy " Người bất nghĩa không nên kết giao " cho nên bọn người " Tìm về hay làm ăn với VC " chỉ là nhóm rất nhỏ bị dẫn dụ, cả tin, mê mồi... Hoặc chỉ là kiểu bầy đàn " Ngưu tầm ngưu-Mã tầm mã ", là cung cách bọn cơ hội bợ đít, hùa theo ăn hiếp, ăn gian, đè đầu cưỡi cổ dân chúng Việt Nam, tìm cách ăn trên ngồi chốc hơn 80 triệu dân nghèo.Thấy chuyện trái không nói, thấy chuyện ác không can gián, còn bắt tay thỏa hiệp thì đối với những người còn ý thức trách nhiệm và lòng tự trọng thì bọn " Tìm về " cũng như những tên vô lại Nguyễn Đắc Xuân chỉ là đồ ỉa mà thôi!
Tiếp tục vạch cái sai lầm của VC. Tôi sẽ trưng thêm những bằng chứng về những tội ác của bọn chóp bu, lãnh đạo, cán bộ VC đối với dân chúng Việt Nam.
Trở lại câu chuyện của ông với cái “thai thồ” Nhà Huế Học ! Thật là một chuyện dở khóc dở cười cho người dân xứ Huế ! Như chúng ta đã biết từ ngày Chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá lập kinh đô cho đến nay chưa có một trường đại học nào ở Huế nói riêng và ở Việt Nam nói chung có Khoa Huế Học , thì làm chi có nhà Huế học ? Nghe đâu ông còn viết Sử nữa, nếu đúng thế thì thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta phải học một thứ sử u mê của nhà lắc đò học !
Lĩnh Nguyên


Chung quanh Giáo Hoàng và Trọng Lú

Chung quanh Giáo Hoàng và Trọng Lú
Trước hết chúng ta nhìn vào tin tức trên các hệ thống truyên thông rõ ràng đây chỉ là một cuộc thăm viếng mang tính xã giao và không chính thức. Sự xuất hiện của ông Trọng tại Vatican đang gây sửng sốt cho dư luận. Việc thời điểm cuộc gặp diễn ra vào ngày Thứ Ba, là  nhằm vào ngày nghỉ của ĐGH mà không phải là ngày làm việc, càng chứng tỏ đây là chuyến thăm không chính thức, nhưng dù sao đi nửa thì Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã có công rất lớn với đảng cọng sản Việt nam trong công việc vận động  để ĐGH tiếp ông Trọng trong ngày 22 tháng giêng vừa qua. Mặc dù vậy, như bao chuyến công du của lãnh đạo các nước khác trên thế giới mọi điểm dừng chân của họ cho dù không chính thức vẫn luôn được cân nhắc kỹ lưỡng không thể là làm chuyện ngoài lề như cuộc hội kiến với ĐGH của ông Trọng hôm 22/1 vừa qua cũng không là ngoại lệ.
                                                                
                                 
Đức Giáo hoàng Benedict XVI (phải) tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Vatican hôm 22-01-2013.

 Nhiều lập luận cho rằng nhà cầm quyền csvn sẽ không bao giờ dám chơi xõ lá đàn anh Trung quốc thì nay tình thế đã hoàn toàn khác hẳn. Sự căng thẳng leo thang do chính TQ gây ra tại biển Đông  buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải xoay xở tìm mọi cách liên minh với nước ngoài để tìm đồng minh, nhằm làm đối trọng lại Trung quốc không chỉ về quân sự mà còn cả về kinh tế và ngoại giao… Trong tình huống hiện nay để có được một tiếng nói có giá trị trên chính trường quốc tế và để bênh vực VN khi cần trong việc tranh chấp  lãnh hải tại Biển Đông, thì còn ai hơn Đức Giáo Hoàng . Sau những tháng ngày chạy đôn chạy đáo để có được ngày 22/1 vừa qua tại Toà thánh La Mã , HĐGMVN đã quên rằng và thậm chí đã nhắm mắt làm ngơ, khi nhà cầm quyền csvn đã bỏ tù một cách vô cớ 14 thanh niên công giáo tại giáo phận Vinh, hơn thế nữa họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của giáo hội và dùng công an chìm giả dạng côn đồ đánh đập giáo dân và quý vị linh mục tu sĩ  và gần đây nhất an ninh của csvn đã dùng  nhục hình với nữ giáo dân Nguyễn thị Hoàng Vi tại Sài Gòn.

 Về phần ông Trọng, để đáp lại cái “thịnh tình” của HĐGMVN , đảng csvn và nhà cầm quyền đã làm một điều hết sức phản cảm và thiếu tế nhị bằng cách trao tặng bức tranh Chùa Một Cột cho Đức Giáo Hoàng , thử hỏi bất cứ một người công giáo nào có treo hình Chùa Một Cột trong nhà họ hay không ? cho dù nơi cơ quan làm việc.
Nói cho cùng, chuyện ông Trọng gặp ĐGH mọi người xem như chỉ là chuyện tình cờ vì thế gây bất ngờ cho dư luận, nhưng thật ra nhờ có bàn tay của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để tiếp sức cho một mưu đồ và  một sự tính toán của csvn trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay.  “Bên thua cuộc” vẫn là Hội Đồng Giám mục Việt Nam. Amen !

Phạm Duy ! Thôi thế cũng xong

 

PHẠM DUY, THÔI THẾ CŨNG XONG._ TRẦN NHƯ XUYÊN


( HNPD ) Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những  lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.
        Nói về nhạc của ông thì nó mênh mông quá, ảo diệu quá, rất nhiều người đã viết về ông với sựcông nhận ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ta hãy chùng lòng xuống với:" đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em..." " ngày đó có em đi nhẹ vào đời..."

       Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:" khóc cười theo vận nước nổi trôi" Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về..., rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng ,hôm nay người lầm đường lạc lối đã  trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.

       Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư : về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ...
     người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ(do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già...đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!

       Như trên tôi nói rằng ông bị ần ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.
      Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một giòng nhạc đã sang trang.

      Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:
                                       
Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
                                        lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
                                    ................................................................
                                        Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
                                        loài quỷ dữ xua con ra đại dương
                                    ................................................................
                                        Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
                                        Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung

      Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:
                                       
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
                                        Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
                                        xin mời thế giới tới thăm
                                        những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
                                        tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
                                        rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
                                        khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
                                        đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
                                        Loài vượn này không nhanh mà chậm
                                        khác vượn thời tiền sử xa xăm
                                        chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
                                        và làm ra của cải quanh năm
                                        xin mời thế giới tới thăm.

        Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.

        Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.

        Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh... họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.
        Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói  lý do sự trở về của ông:
      .... Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.
      .....với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao - hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình...
        Tôi trở về vì tôi yêu nước...( không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ ?! )
        Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là  khi không còn chế độ CS ở đó.

       Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:
       Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên " không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và " không đánh " có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.
       Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:
       Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?

       Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào " xóa bỏ hận thù " hay " khép lại dĩ vãng " ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. " Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại ". Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.

       Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: "giá ông ấy ( PD ) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa ". Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như " Cô gái vót chông " hay " Tiếng đàn Ta Lư ", ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :" yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin "...  
                                                                                     
Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:" bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có", hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc " chưa đủ chín chắn", để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:"  Ba mươi năm (1975 - 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả," quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: " mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả". Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao... hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:" bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?", với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.

       Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm :" tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ "

       Tôi có coi cuốn DVD  Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình(MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu" sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người", ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người( Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này:"... bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh" mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau:" bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi", cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi". Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.

        Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài  ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên " Thiên duyên tình mộng ", bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.

       Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:" Hồi ký của một thằng hèn" của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.
    
                                                   TRẦN  NHƯ   XUYÊN ( HNPĐ )

Cứu tinh hay Tinh cứu !


 
  Cứu tinh hay Tinh cứu !
Trong một thời gian tương đối ngắn Nguyễn Bá Thanh, từ một nhà lãnh đạo độc quyền đanh thép đã trở thành vị cứu tinh  của nhóm Sang -Trọng
Tất cả là do những công việc ông Thanh đã làm ở Đà Nẵng để chống lại sự lây lan của bệnh tham nhũng đã và đang lan tràn mọi nơi, từ thượng tần đến hạ giới đã làm cho các đồng chí X phải gải đầu bức tóc. Mặt dù chưa có quyết định trong tay, nhưng với bản tính của người dân xứ Quãng đã làm cho các đồng chí X run lẫy bẫy . Tại sao ông Thanh dám tuyên bố “lộn xộn là hốt liền” vì tất cả hồ sơ bằng chứng cuả đồng chí X to đến đồng chí X nhỏ đã có sẵn trên bàn chỉ cần cho hốt nửa là xong,  trong dịp ông Trương tấn Sang vào thăm Đà Nẵng  thư ký ông Sang đã mang theo một thùng hồ sơ làm qùa cho ông Thanh trước khi ra chấp chánh, vì thế mà ông Thanh đã mạnh miệng tuyên bố " hốt liền" không cần điều tra vì hồ sơ đã có sẵn.
 Việc  ông Dũng có bị gõ cữa lúc gà gáy canh ba  chỉ còn là thời gian, vì gõ cửa nhà ông Dũng chỉ có Nguyễn bá Thanh mới dám hốt chứ các đồng chí khác thì không có ông nào đủ đãm lược để làm chuyện nầy  vì đồng chí X đã có đồng đô bảo kê lâu nay nên rất khó lòng có ai đóng vai “nếu có lần em gõ cửa đến thăm… anh X lúc nữa đêm” chính vì thế mà ông Dũng đang vận dụng hết công lực để đánh ông Thanh, bơĩ lẻ nếu ông Dũng không đánh ông Thanh thì khi hết nhiệm kỳ thì sẽ bị “hốt liền”, một khi ông Thanh bắn tiếng hốt mấy tay ngân hàng là ám chỉ Nguyễn thanh Phượng và đám Bình ruồi.
Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Tấn Dũng có thể nói có khá nhiều tính cách tương đồng, cả hai đều ‘quyết liệt’, ‘độc đoán’, song công bằng mà nói Nguyễn Bá Thanh là kẻ dám ăn, dám nói và dám làm. Ít nhất ông ta còn giữ được sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung – Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Tấn Dũng...
Nguyễn Bá Thanh đã  đánh bóng tên tuổi của mình bằng  những việc làm và phát biểu chống tham nhũng, chống ô nhiễm môi trường,  thói quan liêu, cửa quyền. Đồng thời một chặng lịch sử đã qua của Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh đã ghi dấu ấn của mình khá đậm. Người dân Đà Nẵng chắc chắn biết ơn ông ta đã biến đổi hẳn bộ mặt của một miền đất chịu nhiều hà khắc của thiên nhiên. Đà Nẵng hôm nay không  những nổi hẳn lên trong nước vì sự đổi mới, mà còn là điểm đến của nhiều khách du lịch .    
                                           
Nguyễn Bá Thanh trước đây đã là cái gai đâm thì những ngày này càng trở thành mối đe doạ thật sự. Một khi  Nguyễn Bá Thanh giữ chức vụ Trưởng Ban Nội chính của Đảng trực tiếp chiến đấu chống tham nhũng dưới sự phất cờ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng thì đồng chí X sẽ có người gõ cửa lúc nửa đêm là điều không tránh khỏi. Trong thời gian  Nguyễn Bá Thanh , Bí thư Thành ủy,  đã có buổi gặp riêng giám mục giáo phận là đức cha Châu Ngọc Tri, qua đức cha Châu ngọc Tri làm trung giang để Sang -Trọng yêu cầu hội đồng Giám mục Việt Nam vận động với Đức Thánh Cha đồng ý tiếp Nguyễn phú Trọng tại Toà Thánh vào ngày 22 tháng 1 vừa qua , đây là một cái TÁT vào mặt Giáo hội Công giáo và  nổi nhục không làm sao rửa nổi cho người Công giáo Việt nam. Những vị bề trên nầy đang ăn cơm Chúa nên chỉ biết múa tối ngày, không biết đúng hay sai , trong lúc đảng csvn cướp đất , phá tài sản của giáo hội, bỏ tù linh mục và con chiên thì các các vị ấy thì đủng đỉnh chiếc áo thụng đen ngoài mấy câu cám ơn chúa và… đó là lời chúa  ! chấm hết ! Sau khi tin tức Đức giáo Hoàng tiếp Nguyễn Phú Trọng vào ngày 22 tháng giêng 2013 loan truyền  trên các phương tiện truyền thông, tôi gọi cho một người bạn thân là Bác Sĩ anh ta là Thiên Chúa giáo và rất thân với qúy Cha , tôi hỏi Ông ơi ! tôi nghe ông hay mổ mắt cườm cho quý Cha , ông mỗ cái gì mà kỳ thế ! ông mỗ rồi mà qúy Cha vẫn không thấy nghĩa là sao ? bạn tôi bảo kỳ nầy tôi cho mấy Ổng  ĐI -DIU- AI luôn !


Sấm Trạng Trình

Sấm Trạng Trình

Trạng Trình
Thời gian và thế sự xoay vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi (2008)
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra (2009)
Hùm gầm khắp nẽo gần xa (2010)
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời (2011)
Rồng bay năm vẽ sáng ngời (2012)
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng (2013)
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng (2014)
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biế  đường trong giữ mình
Nguyễn Bĩnh Khiêm
 

Con đường của bọn chóp bu csvn