Hiến pháp TỒI









Thế nào là hiến pháp ? Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia Hiến pháp “Constitution” là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính căn bản, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Hiến pháp để bảo đảm các quyền nhất định của công dân. Thông thường trong một quốc gia theo chế độ dân chủ lập hiến quy định, Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. Quốc hội lập hiến có trách nhiệm soạn thảo ra Hiếp Pháp và sau đó sẽ được Quốc hội lập pháp chấp thuận hay không còn phụ thuộc vào các điều luật đó có bị ảnh hưởng đến đạo đức , thuần phong mỷ tục của quốc gia và các điều luật nhằm bảo vệ quyền con người ….

Hiện nay bản Hiến Pháp của Việt Nam làm ra để tập trung quyền lực cao nhất thuộc về đảng cọng sản Việt Nam mà không ai có quyền đụng đến, Hiến pháp đưa ra những điều luật để đảng muốn gì cũng được. Hiến pháp làm ra không phải là một văn kiện để bảo bảo đảm hay nói cách khác là noí lên thể chế chính trị của một quốc gia đồng thời nó cũng để giới hạn quyền lực của chính quyền .

Nên nhớ rằng Hiến pháp như là một khế ước của xã hội, thể hiện ý chí của toàn dân,và công dân trao quyền lực cho chính phủ bao nhiêu ? và công dân giữ lại những quyền gì để thực hiện công lý và cùng quản lý xã hội chung với chính phủ. Như vậy, Hiến pháp mới thể hiện được ý chí của toàn dân và có như vậy thì sự bình đẳng giữa chính phủ và người dân mới được công bằng.



Hiến pháp hiện nay của Việt Nam là Hiến Pháp Mạo Danh , bởi lẽ hiến pháp của Việt Nam không nói lên được tính bảo đảm được quyền bình đẳng của con người, trái lại chỉ dành đặc quyền cho chính phủ mà người có quyền cai trị chính phủ lại đảng cọng sản Việt Nam chứ không phải do sự bình đẳng giữa công dân với chính quyền. Việc sửa đổi hiến pháp hay còn gọi là tu chính hiến pháp của đảng cọng sản hiện nay nếu khôn ngoan nên học theo cách làm của chính phủ Miến Điện đã làm vào năm 2008, rằng chính phủ quân sự Miến Điện đã chủ động trưng cầu dân ý Hiến pháp mới, có hiệu lực từ tháng 1.2011, khởi đầu cho quá trình chuyển đổi chế độ quân sự cầm quyền từ năm 1962 đã bị cộng đồng quốc tế bên ngoài cô lập, bên trong thì các đảng phải đối lập chống đối để phải biến chế độ quân sự độc tài sang chế độ dân sự, sau đó bà Aung San Suu đã dành lại quyền lảnh đạo.

Hiến pháp đóng vai trò chủ động tạo ra một thể chế mới xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân mà lãnh đạo đất nước phải tự ý thức được,hy vọng trong nguồn máy lảnh đạo đảng cọng sản Việt Nam còn sót lại những người biết đặt quyền lợi Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên quyền lợi cá nhân như chính phủ quân đội Miến Điện đã và đang làm. Trong tình huốn hiện nay chính quyền đang nằm trong quy luật đào thải tự nhiên , bất kể sức mạnh của chính quyền hiện thời hùng mạnh tới đâu? Nhưng khi chính quyền đi ngược lại quyền lợi và cuộc sống của người dân thì họ có trách nhiệm phải lọai bỏ chính quyền đương nhiệm mà thông thường đứng đầu do một nhóm người trí thức , Việt Nam đang bước theo một cách nhịp nhàng, đó là quy luật phát triển của xã hội.

 Trong công cuộc sửa đổi hiến pháp lần nầy , nếu đảng cọng sản Việt Nam không muốn đi theo con đường của Tunisa, Ai Cập, Lybi… thì phải dẹp bỏ điều 4, một điều quái thai mà đảng cọng sản đã nhập khẩu điều 6 hiến pháp của Liên bang Sô Viết trước đây , đồng thời sửa lại luật đất đai và các quyền tự do căn bản của người dân có như thế thì những người đang lảnh đạo đất nước mới có cơ hội đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam sáng danh là con rồng cháu lạc.
Lĩnh Nguyên

No comments: